Tết nguyên đán 2024 đang đến gần, không khí tươi vui và hân hoan lại dần lan tỏa khắp mọi nơi. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt để mọi người cùng nhau sum họp bên gia đình, thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên. Hãy cùng nhangcattuong chuẩn bị cho một năm mới đầy may mắn, an khang và thịnh vượng!
1. Tết nguyên đán 2024 là năm con gì?
Năm 2024 là năm Giáp Thìn, năm con rồng theo lịch vạn niên. Người sinh năm Giáp Thìn 2024 tương hợp với Kỷ, tương hình với Canh và Mậu. Năm 2024 cũng tam hợp với Thân – Tý – Thìn và tứ hành xung với Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
Những người tuổi rồng mang trong mình nhiều hoài bão, ước mơ và mục tiêu lớn lao. Trong văn hóa phương Đông, rồng tượng trưng cho tham vọng và thống trị, là biểu tượng của thần thánh, linh thiêng. Do đó, người tuổi Thìn thường tràn đầy năng lượng và sức mạnh, vừa có sức quyến rũ vừa quyền lực và giàu sang.
2. Lịch nghỉ tết nguyên đán 2024
Theo bộ LĐTB&XH, lịch nghỉ Tết nguyên đán 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội sẽ được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ thứ năm ngày 08/02/2024 đến hết thứ tư ngày 14/02/2024 (Dương lịch).
Đợt nghỉ lễ này bao gồm 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động. Hãy dành thời gian này để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và sum họp bên gia đình nhé!
3. Các hoạt động trước tết nguyên đán 2024
Năm mới đang đến gần, không khí tết Nguyên đán 2024 đã bắt đầu lan toả. Đây là thời điểm phù hợp để mọi người bắt đầu chuẩn bị các hoạt động trước Tết để mong rằng một năm mới bắt đầu tốt đẹp và thuận lợi. Các hoạt động trước Tết nguyên đán 2024 đang chuẩn bị diễn ra tạo nên không khí rộn ràng và sôi động trên khắp mọi nơi.
3.1 Dọn nhà đón Tết
Tết nguyên đán 2024 sắp tới, việc dọn nhà đón Tết là một phần không thể thiếu trong dịp lễ này. Việc dọn dẹp không chỉ diễn ra như ngày thường mà những nơi như bàn thờ, các vật dụng thờ cúng… cần được lau chùi cẩn thận.
Đây cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, đồng thời giúp gia chủ loại bỏ những điều xấu, mang lại tài lộc và may mắn. Ngoài ra, dọn dẹp nhà cửa còn để chuẩn bị không gian sạch sẽ, đón tiếp khách và chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và ý nghĩa.
3.2 Đi chợ tết
Những phiên chợ Tết cuối năm thường tập trung đông đúc, sôi động và hối hả hơn do mọi người đều bận rộn trang trí nhà cửa, thực hiện các nghi thức cúng gia tiên và hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chào đón năm mới.
Đi chợ Tết không chỉ là để mua sắm, mà còn để gặp gỡ, tận hưởng không khí phấn khởi khi Tết đang đến gần. Dần dần, đi chợ Tết đã tạo thành thói quen và là một phần không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về.
3.3 Trang trí nhà cửa đón tết
Trang trí nhà cửa để đón Tết nguyên đán 2024 để không gian được hài hoà màu sắc hơn. Thông thường, trong dịp này mọi người thường trang hoàng nhà cửa bằng những bức tranh, hoa tươi, cây cảnh và đèn lồng. Những màu sắc rực rỡ và hình ảnh truyền thống như hoa mai, hoa đào, con rồng, con phượng xuất hiện khắp nơi, tạo nên không khí vui tươi và ấm áp.
3.4 Lễ cúng Táo quân
Lễ cúng Táo Quân, diễn ra vào đêm 23 tháng Chạp, không chỉ là một truyền thống văn hóa của người Việt mà còn mang đậm ý nghĩa tâm linh. Trong đêm đặc biệt này, mọi gia đình chuẩn bị bàn thờ nhỏ với trái cây, lễ vật, vàng mã,…Cúng Táo Quân cũng mang ý nghĩa tâm linh với hy vọng nhận được sự bảo vệ, may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong năm mới sắp bắt đầu.
3.5 Treo cây nêu
Việc treo cây nêu vào ngày Tết có nguồn gốc từ sự tích cây nêu trong truyện cổ tích. Cây nêu là biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác, bảo vệ cuộc sống bình yên. Vào dịp Tết, khi thần linh về trời, người ta trang trí cây nêu như một “bảo bối” để đề chống lại sự xâm nhập của ác quỷ. Cây nêu cũng được coi như vật nối liền đất với trời, thể hiện ý thức về lãnh thổ của người Việt.
3.6 Làm đẹp đón tết
Ngoài việc sắm sửa những vật dụng cần thiết trong nhà, cúng bái tổ tiên,… thì vào trước Tết nguyên đán 2024, chị em phụ nữ thường chăm chút hơn cho cơ thể để đón một năm mới với nhiều may mắn hơn. Thông thường, trước tết khoảng nửa tháng là thời điểm phù hợp để làm tóc, làm móng hoặc chăm chút cho làn da.
Đây là thời điểm quan trọng để tận hưởng không khí vui vẻ và sắc xuân tràn ngập niềm vui, hy vọng mới. Việc làm đẹp trước tết cũng giúp tạo cảm giác tự tin và sẵn sàng đón nhận hoạt động trong ngày lễ này cùng gia đình và người thân yêu.
4. Các hoạt động trong tết nguyên đán 2024
Tết Nguyên Đán 2024 đã đến gần và cả nước đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất trong năm này. Các hoạt động truyền thống và nghệ thuật đặc sắc sẽ được tổ chức khắp mọi nơi, tạo nên bức tranh đậm chất văn hoá. Vậy các hoạt động trong Tết nguyên đán 2024 sắp tới gồm những gì? Cùng Bestme tìm hiểu ngay sau đây:
4.1 Khai bút đầu xuân
Khai bút đầu xuân là một hoạt động mang tính kế thừa giá trị văn hóa và giáo dục, thể hiện tinh thần hiếu học, chăm chỉ. Tục khai bút tượng trưng cho sự may mắn, thành công trong học tập và sự nghiệp và kinh doanh.
Trong thời khắc đầu năm mới, học sinh và những người theo nghề viết lách thường rất coi trọng phong tục này. Như thường lệ, họ thường đặt giấy, bút ra và viết vài dòng thật nắn nót. Khai bút đầu năm không chỉ là sự trân trọng với giá trị văn hóa truyền thống mà còn thúc đẩy tinh thần ham học, tôn sư trọng đạo của dân tộc cho thế hệ sau.
4.2 Xông nhà đầu năm
Xông đất là một phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Vào ngày đầu năm mới, sau khi đón giao thừa, mọi người thường tìm người hợp tuổi để đến nhà xông đất, hy vọng sẽ mang lại may mắn và thành công trong năm mới.
Thời gian xông đất thường được tính từ khi đồng hồ chuyển sang ngày mới. Quá trình xông đất có thể được chuẩn bị trước hoặc đột ngột tùy thuộc vào từng gia đình. Việc chọn người hợp tuổi để đến xông nhà cũng được coi trọng để tránh xui xẻo trong năm tới. Điều này thể hiện sự quan trọng của phong tục xông đất trong tâm linh và tinh thần của người Việt vào dịp năm mới.
4.3 Lì xì mừng tuổi
Trong dịp Tết nguyên đán 2024, lì xì mừng tuổi đầu năm thể hiện một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Phong tục này có ý nghĩa đem lại may mắn trong năm mới. Lì xì mừng tuổi không chỉ diễn ra vào ngày mùng 1 Tết mà còn kéo dài suốt ba ngày đầu năm và thậm chí đến mùng 9, mùng 10.
Trong gia đình, việc lì xì được bắt đầu từ thời khắc giao thừa khi người lớn lì xì cho con cháu, sau đó con cháu mừng tuổi lại lì xì ông bà để lấy may cho cả năm. Người thân, bạn bè đến chơi cũng được nhận lì xì từ chủ nhà hoặc ngược lại.
Ý nghĩa của lì xì không chỉ nằm ở giá trị vật chất mà còn là mong ước cho trẻ em trong năm tới học hành đạt thành tích và may mắn. Với người lớn tuổi, lì xì với mong cầu khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi.
4.4 Gánh tết
Tục “gánh cỗ, góp mâm” thường diễn ra trong 3 ngày đầu năm mới ở một số địa phương. Người xưa thường có câu “mùng một tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng Ba tết thầy” là cách nói để nhắc nhở mọi người nhớ tới công ơn dạy dỗ và dưỡng dục của những người thân với bạn.
Vì vậy, trong ngày mùng 1 đầu năm mới thường có phong tục gánh 1 mâm cỗ về nhà nội, ngày mùng 2 gánh cỗ về nhà ngoại. Tiếp đó, mọi người quây quần bên nhau để cùng nhau ăn uống, chuyện trò về những điều trong năm cũ. Đây là một nét đẹp của người Việt, nhắc nhở lòng biết ơn tới những người có công lao với mình.
4.5 Đi chúc tết
Đi chúc Tết là hoạt động không thể thiếu trong dịp đầu năm mới. Khi đi chúc tết, mọi người thường dành những lời chúc phúc tốt lành và mong cầu nhiều may mắn đến với chủ nhà.
Đi chúc tết không chỉ là cách để bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau mà còn là dịp để kết nối tình cảm giữa mọi người. Đây không chỉ là nét đẹp trong văn hóa truyền thống mà còn là dịp để mọi người sum họp, giao lưu và tận hưởng niềm vui của mùa xuân mới.
4.6 Đi chơi tết
Tết là dịp để mọi người sum vầy, gặp gỡ. Ngay cả anh em ruột thịt trong một gia đình, có khi cũng chỉ tụ họp được đông đủ vào mỗi dịp Tết. Vì thế, sau khi ăn xong bữa cơm mùng 1, mọi người thường tới thăm nhà ông bà, anh em họ hàng và cùng nhau nhắc lại về những điều trong năm cũ.
Mỗi nhà đều mời khách chén rượu, bánh kẹo và dành những lời tốt đẹp nhất chúc tụng nhau. Đi hết nội ngoại, nhiều người lên lịch đi thăm, chúc Tết họ hàng gần xa hoặc đi du lịch. Hãy dành thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi trong năm mới này nhé!
5. Các hoạt động sau tết nguyên đán 2024
Thông thường, một kỳ nghỉ Tết Thường kéo dài từ 7 ngày để mọi người có thời gian chuẩn bị và thực hiện các phong tục truyền thống trong dịp lễ này. Vậy sau 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết thì nên làm gì để cả năm thuận lợi? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
5.1 Đi lễ chùa
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sắp tới, nhiều người lựa chọn việc đi lễ chùa để mong cầu một năm mới được che chở, phù hộ, mọi thứ thuận lợi. Các vật phẩm thường mang theo như hoa, nếm, hương và sính lễ để dâng lên Đức Phật.
Đi lễ chùa sau Tết không chỉ để tìm kiếm sự bình an và may mắn cho năm mới mà còn là dịp để tinh thần bạn được thanh tịnh và nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động tâm linh tại chùa cũng giúp họ tìm kiếm sự an lạc và ổn định lại tinh thần sau những ngày vui chơi trong dịp Tết.
5.2 Dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa để không gian được sạch sẽ, gọn gàng sau kỳ nghỉ lễ. Quá trình này bao gồm các việc lau chùi, sắp xếp lại đồ đạc, vứt bỏ những vật dụng không cần thiết và làm sạch không gian sống.
Ngoài ra, việc lau dọn lại nhà cửa cũng giúp tạo cảm giác mới mẻ, tươi mới sau kỳ nghỉ dài. Dọn dẹp nhà cửa sau tết không chỉ mang lại không gian sống thoải mái mà còn giúp tinh thần được tươi mới để sẵn sàng cho những ngày làm việc tiếp theo.
5.3 Làm đẹp trước khi quay lại đi làm
Sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán 2024, bạn nên làm đẹp, chăm sóc bản thân trước khi chuẩn bị đi làm. Bởi trong dịp lễ này, chế độ ăn uống có thể khiến lượng calo cung cấp cho cơ thể nhiều hơn bình thường dễ bị béo. Trước khi đi làm, hãy điều chỉnh lại việc ăn uống cũng như việc chăm sóc da, chọn kiểu tóc phù hợp để bạn luôn tự tin mọi lúc mọi nơi.
6. Những điều kiêng kỵ không làm trong ngày tết nguyên đán 2024
Dịp Tết nguyên đán 2024 là một dịp lễ quan trọng trong năm. Để năm mới được thuận lợi và may mắn, dưới đây là những điều cần kiêng kỵ không nên thực hiện trong ngày Tết Nguyên Đán:
- Tránh cho lửa hoặc nước: Theo phong thủy, lửa tượng trưng cho sự may mắn, trong khi nước đại diện cho phúc lộc. Vì vậy, ngày đầu năm, bạn nên tránh cho lửa hoặc nước để tránh làm giảm đi sự may mắn của bản thân và gia đình.
- Tránh làm vỡ bát đũa: Ngày đầu năm, tránh việc làm vỡ các đồ dùng như đĩa, cốc, hay gương. Điều này được coi là một dấu hiệu xấu, mang lại những điều không thuận lợi và khó khăn cho năm mới.
- Không cho vay tiền hay đòi nợ: Tránh vay mượn hoặc đòi nợ vào ngày Tết, vì điều này được coi là dự báo cho một năm tiếp theo có thể gặp khó khăn về tài chính.
- Kiêng kỵ nói xui xẻo, nói tục: Tránh sử dụng lời lẽ tiêu cực và tục tĩu, để duy trì không khí tích cực và mang lại hạnh phúc cho gia đình bạn bè trong năm mới.
- Người có tang tránh xông đất: Người có tang nên tránh xông đất và cúng Tết, vì theo quan niệm, điều này có thể mang lại điều xui xẻo và không tốt cho gia chủ khác.
- Không cắt tóc đầu năm: Tránh việc cắt tóc vào ngày Tết, vì mái tóc thường có mối liên hệ tới sức khoẻ và hạnh phúc. Cắt tóc ngày Tết được coi là điều xui và coi là cắt đi hạnh phúc và sức khỏe trong năm mới.
Tổng kết
Tết nguyên đán 2024 sắp tới gần, đây là một trong những dịp lễ quan trọng và lớn nhất trong năm. Các hoạt động trước, trong và sau Tết diễn ra tạo nên một không khí phấn khởi, nhộn nhịp. Năm 2024 là năm Giáp Thìn, nhangcattuong hy vọng những điều may mắn và tốt đẹp sẽ tới với bạn và gia đình.